Những tấm lòng vàng 10.4.2023
Với nhiều người đang bị đau nhức đầu gối, thậm chí là bị viêm khớp gối, thì đi bộ hay đi bộ nhanh ban đầu có thể gây cảm giác khó chịu hay đau nhẹ ở đầu gối. Điều này là do khớp gối chưa quen với cường độ vận động mới. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tập luyện với cường độ nhẹ nhàng và đúng cách thì cơn đau sẽ cải thiện, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc viêm khớp gối ở người từ 60 tuổi trở lên là 10-15%. Con số này có thể tăng lên 40% ở người trên 70 tuổi. Hiện không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp. Bác sĩ chỉ có thể can thiệp bằng các phương pháp điều trị như thuốc giảm đau hay phẫu thuật khớp gối. Lựa chọn phương pháp điều trị nào sẽ tùy thuộc tình hình sức khỏe và mức độ tiến triển của bệnh.Đi bộ nhanh giúp giảm đau viêm khớp ở gối là nhờ những yếu tố sau:Khi tập đi bộ hay đi bộ nhanh, khớp gối sẽ vận động đều đặn, kích thích sản xuất và lưu thông dịch khớp. Dịch khớp đóng vai trò như một chất bôi trơn, giúp giảm ma sát giữa các bề mặt khớp và giảm cảm giác đau. Nhờ đó, khớp gối hoạt động trơn tru hơn, giảm cảm giác cứng khớp, khó chịu.Đi bộ nhanh làm tăng lưu lượng máu đến vùng khớp, cung cấp nhiều ô xy và dưỡng chất cho khớp hơn, đồng thời loại bỏ các chất gây viêm và độc tố tích tụ. Qua thời gian, khớp sẽ giảm sưng và viêm, hỗ trợ quá trình phục hồi tự nhiên của khớp.Một trong những lợi ích đáng chú ý nhất của đi bộ nhanh là giúp đốt calo nhiều hơn, từ đó hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng rất tốt. Giảm cân sẽ giúp giảm áp lực lên khớp gối, giúp giảm đáng kể mức độ đau và tổn thương khớp.Ngoài ra, một điều mọi người cần lưu ý là đi bộ sẽ phù hợp với viêm khớp mức độ nhẹ và vừa. Nếu viêm khớp mức độ nặng, dẫn đến tình trạng sưng đau nghiêm trọng thì cần tránh đi bộ vì có thể làm tăng áp lực lên khớp và gây thêm tổn thương, theo Healthline.Vừa tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ đã nhận học bổng tiến sĩ toàn phần tại Úc
Ngày 24.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, vừa ký văn bản hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương rà soát, xác minh, làm rõ những phản ánh của chủ tàu cá liên quan thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS).Theo đó, Sở NN-PTNT (hiện là Sở Nông nghiệp - Môi trường) được giao chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương xác minh, làm rõ những nội dung được nêu trong đơn kiến nghị của một số chủ tàu cá trên địa bàn H.Trần Văn Thời (Cà Mau).Các ngư dân phản ánh rằng, họ phải đóng tiền cước phí dịch vụ thiết bị giám sát hành trình cho nhà mạng, trong khi theo quy định của tỉnh, họ được miễn phí trong 5 năm kể từ ngày 6.1.2023. Bên cạnh đó, ngư dân phản ánh tình trạng thiết bị giám sát hành trình thường xuyên bị ngắt kết nối không rõ lý do, gây khó khăn cho việc ra khơi đánh bắt.UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu kiểm tra việc thực hiện của tất cả các nhà mạng cung cấp dịch vụ thiết bị giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền. Các đơn vị chủ động tham mưu cho UBND tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách liên quan đến thiết bị giám sát hành trình nếu có sai sót.Việc UBND tỉnh Cà Mau nhanh chóng chỉ đạo xử lý vấn đề thể hiện sự quan tâm đến những khó khăn, vướng mắc của ngư dân, đồng thời đảm bảo việc thực thi nghiêm túc các quy định của pháp luật.
Xét tuyển thẳng lớp 10: 1.008 giải thưởng TDTT phụ huynh cần tham khảo
Một hoặc hai tách cà phê mỗi ngày sau 30 tuổi là tốt vì nó có khả năng bảo vệ chống lại nhiều loại ung thư, bệnh tim mạch, sa sút trí tuệ, bệnh gan và thậm chí cả bệnh tiểu đường.
Những ngày qua, mạng xã hội "dậy sóng" vụ TikToker Phạm Thoại kêu gọi tiền từ thiện để chữa ung thư máu cho bé Bắp - 4 tuổi, con của Lê Thị Thu Hòa, đến từ Ninh Thuận.Trước đó, ngày 4.11.2024, TikToker Phạm Thoại đăng bài viết kêu gọi quyên góp điều trị cho bé Bắp. Anh sử dụng một ứng dụng công nghệ có tên "Thiện nguyện" để gây quỹ, cho phép mọi người kiểm tra giao dịch như sao kê online.Ngày 24.2, tài khoản gây quỹ do Phạm Thoại đứng tên trên ứng dụng này ghi nhận số tiền tổng thu là hơn 16,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền trong tài khoản hiện chỉ còn hơn 54,7 triệu đồng. Số còn lại đã được rút khỏi tài khoản.Nhiều người dùng mạng xã hội, đặc biệt là những người đã góp tiền ủng hộ mẹ con bé Bắp qua Phạm Thoại mong muốn được biết số tiền của họ ra sao?Đến tối 25.2, Phạm Thoại đã livestream giải thích, sao kê khoản tiền từ thiện mà mọi người chuyển cho anh để ủng hộ mẹ con Bắp trên kênh TikTok. Phiên live kéo dài gần 4 tiếng, có lúc đạt số lượng người xem lên tới 1 triệu.Theo đó, trên màn hình phiên live hiển thị tài khoản thiện nguyện của Phạm Thoại mở từ ngày 4.11.2024. Giao dịch đầu tiên là 500.000 đồng và tổng tiền từ thiện được ủng hộ đến tối 25.2 là hơn 16,7 tỉ đồng, số dư còn lại khoảng 54,7 triệu đồng. Tuy nhiên Phạm Thoại giải thích số tiền thực tế được các nhà hảo tâm ủng hộ là hơn 14 tỉ đồng. Theo anh, sở dĩ có 16,7 tỉ đồng trong tài khoản là bao gồm cả những lần chuyển tiền ra - hoàn tiền vào giữa Phạm Thoại với phía Singapore nhưng con số được cộng dồn, không trừ đi.Suốt phiên livestream, Phạm Thoại liên tục chiếu các hóa đơn phí bệnh viện ở Singapore - nơi bé Bắp đang điều trị - ảnh chụp các giao dịch chuyển khoản giữa tài khoản thiện nguyện của anh, Thu Hòa, trợ lý cùng nhiều người khác... Việc rút tiền từ tài khoản thiện nguyện cho các cá nhân khác nhau (trừ bệnh viện tại Singapore) cũng được Phạm Thoại lý giải vì nhiều lý do; trong đó có việc tài khoản này không thể thanh toán quốc tế mà anh phải chuyển tiền cho bệnh viện Singapore qua trung gian mất phí. Tuy nhiên, vì tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok nên anh không quay rõ được các hóa đơn, chứng từ có thông tin cá nhân. "Sau khi kết thúc livestream, tôi sẽ lập vi bằng sao kê để mọi người xem lại. Tôi khẳng định làm thiện nguyện từ tâm, rõ ràng, minh bạch. Nếu ai có nhu cầu nhận sao kê, tôi sẵn sàng gửi toàn bộ qua email. Hiện tài khoản thiện nguyện của tôi còn dư khoảng 54 triệu đồng", Phạm Thoại nói trong phiên live tối 25.2.Để đối chất nguồn tiền từ thiện sử dụng có mục đích chữa trị cho bé Bắp, hay chị Thu Hòa đã sử dụng cho những mục đích cá nhân khác như trên mạng xã hội loan tin, thì trong phiên livestream của Phạm Thoại, anh đã gọi cho mẹ bé Bắp để chất vấn. Theo đó, mẹ bé Bắp nói học phí cho con trai đầu ở trường quốc tế ở Ninh Thuận không liên quan đến khoản tiền các nhà hảo tâm giúp đỡ chữa trị cho Bắp. Toàn bộ học phí được hai chị gái cô chi trả cho bé, khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng, tương đương 44 triệu đồng cho 10 tháng học, trừ kỳ nghỉ hè.Ngoài ra, chị Lê Thị Thu Hòa cho biết đã làm răng sứ từ năm 2015, không còn giữ hóa đơn, sau đó làm lại răng lần nữa vào 2023 tại TP.HCM, thanh toán trả góp trước khi bé Bắp mắc bệnh. Về việc đi máy bay hạng thương gia khi sang Singapore và dùng điện thoại xịn, Thu Hòa nói mẹ con cô được người khác tặng, hoàn toàn không sử dụng số tiền từ thiện vào mục đích khác. Thu Hòa cũng hoàn toàn phủ nhận thông tin đã mua 4 mảnh đất ở quê, mua vàng, xe SH."Tôi khẳng định không có chuyện lợi dụng bệnh tình của con để kêu gọi tiền bạc như tin đồn lan truyền. Cô chú đã giúp Bắp rất nhiều để đủ chi phí điều trị ban đầu. Tuy nhiên, khi Bắp bị dịch não phải mổ 3 lần, chi phí đôn lên rất nhiều. Ngoài sự hỗ trợ từ mọi người, tôi cũng cố gắng bán hàng để trang trải. Toàn bộ số tiền nhận được, tôi đều dùng cho việc chữa trị và thanh toán viện phí của bé", Thu Hòa giải thích.Tuy nhiên khi được yêu cầu sao kê 2 tài khoản ngân hàng cô lập ra để kêu gọi ủng hộ cho con, cô chưa có câu trả lời cuối cùng. Thu Hòa nói hiện tại bác sĩ đã yêu cầu ký giấy phải ở Singapore chăm Bắp trong vòng 4 tháng nữa, không được về Việt Nam, không làm được thủ tục sao kê. Vì vậy cô hẹn sẽ thực hiện việc này sau khi về nước.Trước đó, năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương) từng nhiều lần livestream nói "nằm mơ" thấy ca sĩ Thủy Tiên ăn chặn tiền từ thiện. Điều này khiến cộng đồng mạng dậy sóng, yêu cầu Thủy Tiên phải sao kê tiền từ thiện.Năm 2022, cơ quan điều tra xác minh, trả lời Thủy Tiên không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp, không có dấu hiệu phạm tội nên đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.Nhưng từ sau ồn ào chuyện từ thiện, một số khán giả vẫn không ngừng chỉ trích nữ ca sĩ.Hay, cũng trong năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng đề cập việc nghệ sĩ Hoài Linh "ngâm" 14 tỉ đồng tiền từ thiện trong tài khoản ngân hàng hơn nửa năm. Sau đó, Hoài Linh đã quay video thừa nhận việc chậm giải ngân, giải thích lý do và xin lỗi khán giả. Đồng thời, nam diễn viên hài cũng nhanh chóng giải ngân số tiền từ thiện 14 tỉ trong 1 tuần. Tuy vậy, động thái này của Hoài Linh không xoa dịu được dư luận. Nam danh hài trở thành tâm điểm "ném đá" của netizen. Hình ảnh và danh tiếng của Hoài Linh vì thế mà cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bao giờ hàng trăm học sinh thôi cảnh đi 'học nhờ'?
Chiều 10.1, trên SVĐ Cần Thơ, vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) diễn ra lượt thi đấu thứ 2 với 2 trận đấu tại nhóm A. Đó là trận đấu giữa Trường ĐH Cửu Long - Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Đồng Tháp - Trường ĐH Nam Cần Thơ.Ở cả 2 trận đấu, ngoài các tình huống bóng hấp dẫn dưới sân thì trên khán đài SVĐ Cần Thơ không lúc nào ngớt tiếng kèn vuvuzela, tiếng trống cổ động. Những âm thanh cổ vũ cuồng nhiệt tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt chẳng khác gì những giải đấu chuyên nghiệp, khiến tất cả những người có mặt đều phấn khích, hào hứng.Trường ĐH Cần Thơ cho thấy việc đội được thi đấu trên SVĐ Cần Thơ là một lợi thế cực lớn khi gần trường, lúc nào cổ động viên cũng đến đông đảo. Những pha tấn công hay cứu thua của các cầu thủ đều nhận được những tiếng cổ vũ rất lớn.Nguyễn Hữu Nghĩa (20 tuổi, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ), bộc bạch: "Những ai sống hướng nội vào đây cũng phải năng động, phấn khích. Vì xung quanh mình ai cũng chăm chú theo dõi trận đấu, cổ vũ rất nhiệt tình, cảm xúc với từng đường bóng". Trong khi đó, vì đường xa, Trường ĐH Cửu Long có ít sinh viên đến cổ vũ hơn nhưng lại mang theo rất nhiều kèn vuvuzela. Hồ Minh Tăng (sinh viên Trường ĐH Cửu Long), hào hứng nói: "Những chiếc kèn này được chúng em sử dụng hồi đi "bão" Việt Nam thắng Thái Lan, vô địch AFF Cup mới đây. Chúng em đi ít người, biết cách hò reo thông thường không hiệu quả nên muốn lấy tiếng kèn để các cầu thủ nghe thấy. Chúng em quyết giữ bầu không khí náo nhiệt để đội biết là luôn có sự ủng hộ kế bên". Trường ĐH Đồng Tháp cũng mang đến bầu không khí hết sức sôi động với dàn cổ động viên chơi trống. Đến thời điểm hiện tại, đây là hình thức cổ vũ "độc nhất vô nhị" tại vòng loại Tây Nam bộ nên các bạn rất biết cách phát huy. Ai cũng cổ vũ "đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới". Kết cục trận đấu không biết thế nào nhưng nhất định không thể thua trên khán đài, quyết tâm bùng nổ nhất có thể.Theo từng đường bóng, tiếng vỗ tay, tiếng hò reo, tiếng trống, tiếng kèn vuvuzela cứ liên tục vang lên, hòa tấu vào nhau làm cho không khí trên SVĐ Cần Thơ rộn ràng như một ngày hội. Tiếng cổ động không ngớt khiến cho những khán giả trung lập cũng đứng ngồi không yên. Ông Nguyễn Văn Cảnh (52 tuổi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), nói: "Giải bóng đá sinh viên mà chuyên nghiệp, không khí sôi động quá. Khán giả còn đông hơn cả những trận đấu V- League diễn ra trên SVĐ Cần Thơ trước đây. Các trận đấu hấp dẫn, ngang tài ngang sức, bỏ thời gian xem là việc đúng đắn". Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.